Tròng kính! Các chỉ số của tròng kính hữu ích
1. Chỉ số khúc xạ
Chỉ số khúc xạ của vật liệu tròng kính là con số thể hiện phép đo tương đối về hiệu quả khúc xạ (bẻ cong) ánh sáng của vật liệu, con số này phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của ánh sáng qua vật liệu tròng kính.
Nói một cách khác thì chỉ số khúc xạ của vật liệu tròng kính là tỷ lệ tốc độ ánh sáng trong chân không so với tốc độ ánh sáng trong vật liệu tròng kính.
Ví dụ: Chỉ số khúc xạ của nhựa CR-39 là 1,498 có nghĩa ánh sáng di chuyển qua nhựa CR-39 chậm hơn khoảng 50% so với qua chân không.
Chỉ số khúc xạ của vật liệu càng cao thì ánh sáng di chuyển qua nó càng chậm và kết quả là tia sáng bị bẻ cong (khúc xạ) càng lớn hơn.
Do đó, chỉ số khúc xạ của vật liệu tròng kính càng cao thì vật liệu tròng kính càng ít phải bẻ cong ánh sáng tới cùng độ như ở tròng kính có chỉ số khúc xạ thấp hơn.
Nói cách khác, với một độ tròng kính đeo như nhau, tròng kính được làm từ vật liệu có chỉ số khúc xạ cao sẽ mỏng hơn so với tròng kính được làm từ vật liệu có chỉ số khúc xạ thấp hơn.
=> Đây chính là lý do vì sao tròng kính có các chỉ số 1.56 ; 1.60 ; 1.67…
Chỉ số khúc xạ của các vật liệu tròng kính hiện có dao động từ 1,498 (nhựa CR-39) đến 1,74.
Như vậy, với cùng độ và thiết kế tròng kính theo đơn, tròng kính được làm từ nhựa CR-39 sẽ là tròng kính dày nhất và tròng kính làm từ ật liệu có chiết suất cao 1,74 sẽ là tròng kính mỏng nhất.
2. Chỉ số Abbe (Abbe Value)
Abbe Value dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số Abbe. Chữ Abbe được đặt tên theo tên một nhà vật lý người Đức Ernst Abbe (1840-1905).
Chỉ số Abbe (hay số Abbe) của một vật liệu tròng kính là thước đo khách quan về độ phân tán của tròng kính đối với các bước sóng khác nhau của ánh sáng khi ánh sáng đi qua tròng kính đó.
Các vật liệu tròng kính có chỉ số Abbe thấp sẽ có độ tán sắc cao vậy nên những tròng kính chất lượng tốt thì thường có chỉ số Abbe cao.
Hiện tại, tròng kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nên chỉ số Abbe cũng khác biệt. Theo tìm hiểu, chỉ số Abbe dao động từ 30-59.
3. Thiết kế phi cầu
Những chỉ số như Abbe, chỉ số khúc xạ cao cũng như vật liệu tốt tạo nên những cặp kính mỏng hơn, nhẹ hơn và lôi cuốn hơn thì còn 1 cách nữa để tròng kính ngày càng hoàn thiện hơn đó là về thiết kế.
Có rất nhiều người đã từng nghe và nhìn thấy các dòng sản phẩm bằng kính hoặc nhựa có bề mặt không bằng phẳng. Thì ở đây có thêm một loại thiết kế được đặt tên là thiết kế phi cầu.
Thiết kế phi cầu là tạo nên độ cong của tròng kính từ tâm ra mép ngoài của tròng kính. Các nhà sản xuất đã thay đổi bề mặt của tròng kính tạo nên độ cong phẳng hơn khi đeo mà không làm giảm hiệu quả quang học của tròng kính.
Do tròng kính phi cầu phẳng hơn so với thiết kế tròng kính truyền thống (dạng cầu), tròng kính này ít phóng to mắt người đeo hơn, qua đó hình thức cũng đẹp hơn.
Hầu hết các tròng kính nhựa chiết suất cao đều được làm với thiết kế phi cầu để tối ưu cả hình thức lẫn hiệu quả quang học của tròng kính.
Các sản phẩm tròng kính làm bằng polycarbonate và CR-39 thì hiếm khi thấy sử dụng thiết kế phi cầu vì chi phí tạo nên cao.
Độ dày trung tâm tối thiểu (hoặc độ dày mép)
Tiêu chuẩn BS/EN là tiêu chuẩn về độ chịu va đập của tròng kính nên việc chế tạo tròng kính cũng phải theo một độ mỏng nhất định
Tròng kính cận (Tròng kính lõm) thì phần mỏng nhất của tròng kính nằm ở giữa hay còn gọi là quang tâm.
Tròng kính viễn thị (Tròng kính lồi) thì ngược laị với tròng kính cận đó là phần mỏng nhất là rìa ngoài của tròng kính.
Các tròng kính được làm từ polycarbonate và Trivex thì độ điều chỉnh tròng kính cận với độ dày ở tâm là 1,0mm vẫn đảm bảo được tính chịu va đập của tiêu chuẩn BS/EN.
Những tròng kính được làm từ những vật liệu khác sẽ có độ dày nhiều hơn tiêu để đạt được tiêu chuẩn BS/EN.
Tuy là vậy nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể gắn các tiêu chuẩn ấy vào tròng kính mà có thể sử dụng được. Bởi vì kích thước và hình dáng của từng gọng kính cũng ảnh hưởng đến độ dày mỏng của tròng kính.
Như bạn thấy đó. Khi chọn những gọng kính nhỏ và điều chỉnh độ dày của tâm tốt cũng sẽ làm giảm đáng kể trọng lượng của kính.
Vậy tròng kính mỏng nhất, nhẹ nhất là tròng kính phi cầu được làm từ vật liệu chiết suất cao và đi kèm với giá thành cũng không hề rẻ.
Bài viết về các lớp phủ trên bề mặt của tròng kính. Click ngay!